Tử cung là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai và sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về kích thước và tầm quan trọng của việc giữ gìn sức khỏe cho cơ quan này. Vậy tử cung dài bao nhiêu? Khi nào thì được xem là ngắn và ảnh hưởng đến sinh sản? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau bài viết dưới đây.
Tử cung dài bao nhiêu? Trung bình, chiều dài tử cung của phụ nữ nằm trong khoảng từ 7 – 8cm. Nhưng khi đến giai đoạn mang thai, kích thước này có thể dãn ra lên đến 12cm để thuận lợi cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo và chức năng của tử dung
Vị trí
Tử cung hay còn được gọi với cái tên khác là dạ con. Đây là một bộ phận thuộc hệ cơ quan sinh sản nữ và có hình dáng giống như một quả lê đang nằm lộn ngược đầu. Vị trí của tử cung nằm ngay giữa bàng quang và trực tràng. Phần phình to ra phía trên được gọi là đáy tử cung và phần nhỏ phía dưới kéo dài nối liền với ống âm đạo được gọi là cổ tử cung.
Ở giữa là phần thân tử cung với 2 nhánh 2 bên là ống dẫn trứng thông ra buồng trứng. Đây cũng là nơi mà hợp tử sau khi đã được thụ tinh thành công sẽ làm tổ và phát triển thành bào thai.
Cấu tạo
Dạ con có cấu tạo khá phức tạp, bao gồm nhiều lớp mô với cấu trúc khác nhau. Từ ngoài vào trong, lớp màng bên ngoài được gọi là lớp thanh mạc, có chức năng bảo vệ và bao phủ bề mặt của dạ con.
Tiếp theo là đến lớp cơ, bao gồm 3 tầng cơ chính. Tầng cơ đầu tiên bao gồm các thớ cơ dọc và một ít cơ vòng. Tầng cơ giữa dày nhất và đan xen nhau nên được gọi là lớp cơ rối.
Tầng cuối cùng là lớp niêm mạc tử cung với đặc tính mỏng manh, bám chặt vào lớp cơ. Độ dày mỏng của niêm mạc sẽ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ hàng tháng. Đây cũng là nơi nuôi dưỡng thai nhi trong suốt thai kỳ. Khi niêm mạc tử cung bong tróc sẽ tạo thành hiện tượng nguyệt san.
Chức năng
Cũng như các bộ phận khác trong hệ cơ quan sinh sản, dạ con nắm giữ những vai trò quan trọng liên quan đến sinh sản và phụ khoa. Đầu tiên, tử cung giúp điều chỉnh lưu lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị môi trường chờ đón trứng thụ tinh.
Tử cung cũng là nơi đón nhận trứng đã thụ tinh về làm tổ và cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để nuôi dưỡng bào thai trong suốt thai kỳ.

Trong quá trình mang thai, dạ con sẽ thay đổi kích thước lớn dần để giúp em bé có đủ không gian để phát triển. Đây cũng là nơi mà em bé trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, từ khi còn là một phôi bé xíu cho đến khi hoàn thiện cơ thể và các cơ quan để sẵn sàng chào đời.
Bên cạnh đó, tử cung còn có vai trò quan trọng trong việc tạo ra cực khoái trong quá trình giao hợp. Cụ thể, mỗi khi quan hệ tình dục, dạ con sẽ bị kích thích và giải phóng ra các hormone oxytocin và endorphins. Các hormone này có tác dụng giảm căng thẳng, tăng cường cảm giác thăng hoa và giúp cho chuyện yêu thêm thỏa mãn.
Tử cung dài bao nhiêu là bình thường?
Trong y khoa, việc biết được chiều dài tử cung sẽ rất hữu ích cho quá trình chẩn đoán các bệnh lý liên quan cũng như tư vấn về khả năng mang thai và sinh nở. Nếu dạ con quá ngắn hoặc quá dài so với mức bình thường có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và triệu chứng thai nghén ở thai phụ. Gây ra các vấn đề trong thai kỳ như chảy máu âm đạo, đau bụng hoặc sảy thai.
Vậy tử cung dài bao nhiêu là bình thường? Theo thống kê, độ dài trung bình của tử cung ở phụ nữ Việt là khoảng 7cm – 8cm. Kích thước này có thể tăng lên đến 12cm khi phụ nữ mang thai nhằm tạo không gian cho thai nhi phát triển. Sau khi sinh khoảng 6 tuần, dạ con cũng bắt đầu co lại và quay trở về với kích thước ban đầu.
Tuy nhiên, không phải người phụ nữ nào cũng có độ dài dạ con như vừa đề cập. Một số trường hợp có dạ con ngắn hơn, chỉ khoảng 5cm – 6cm tính từ điểm tiếp giáp với ống âm đạo cho đến phần đáy. Những trường hợp này được gọi là tử cung ngắn.

Dạ con ngắn được xem là hiện tượng bẩm sinh và thường gây ra nhiều cản trở cho quá trình mang thai của phụ nữ. Đặc biệt là dễ có nguy cơ sinh non.
Một số bệnh lý về tử cung mà phụ nữ cần đề phòng
Ngoài hiện tượng dạ con ngắn bẩm sinh thì còn một số bệnh lý khác về tử cung gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản mà phụ nữ cần đề phòng. Điển hình là:
Sa tử cung
Sa tử cung hay còn được gọi sa dạ con, sa sinh dục hoặc sa thành âm đạo. Đây là hiện tượng dạ con phụ nữ bị tuột xuống phía dưới ống âm đạo, thậm chí có trường hợp dạ con lộ ra bên ngoài. Trình trạng này thường xuất hiện sau khi sinh nở xong. Nguyên nhân chủ yếu là do sau sinh, cơ sàn chậu và dây chằng bị căng ra quá mức không thể nâng đỡ được dạ con nên mới bị sa xuống ống âm đạo.
Ngoài ra, sa sinh dục còn xảy ra ở những trường hợp phụ nữ sau phẫu thuật phụ khoa, mãn kinh hoặc do các hoạt động thể chất quá khắc nghiệt.
Sa thành âm đạo tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe, song nó lại ảnh hưởng khá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày và trong đời sống tình dục của phụ nữ. Tình trạng này làm nhiều chị em tự ti khi gần gũi cũng chồng, thậm chí còn gặp phải đau rát và thốn tử cung khi giao hợp.
Lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng mà các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở bên ngoài dạ con của phụ nữ. Bệnh này có thể gây vô sinh do khả năng làm tổn thương vòi trứng và ống dẫn trứng, gây cản trở nhu động trong ống dẫn trứng dẫn đến rối loạn sự phóng noãn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh lý này là đau bụng dữ dội vào những ngày hành kinh và khi sinh hoạt vợ chồng.
U xơ tử cung
Một trong những căn bệnh liên quan và phổ biến nhất ở dạ con là u xơ tử cung. Đây là tình trạng là mà các khối u lành tính đột ngột xuất hiện ở cơ trơn của dạ con với kích thước đa dạng từ vài mm cho đến vài cm. Mặc dù là những khối u lành tính nhưng vẫn có tỉ nhỏ chuyển đổi thành các khối u ác tính gây nguy hại đến sức khỏe.

U xơ dạ con thường được phát hiện tình cờ qua các xét nghiệm siêu âm do có rất ít triệu chứng đặc trưng. Nhưng nếu u xơ chuyển biến xấu, phụ nữ có thể trải qua sự chảy máu bất thường và đau khi quan hệ, ra nhiều khí hư, giảm cảm giác khi quan hệ tình dục…
Viêm lộ tuyến tử cung
Nguyên nhân gây ra viêm lộ tuyến tử cung chủ yếu do tổn thương khi quan hệ hoặc do nạo hút thai nhiều lần…Mặc dù đây là bệnh lý lành tính nhưng lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Triệu chứng của viêm lộ tuyến dạ con cũng tương tự như các bệnh lý liên quan vừa đề cập. Bao gồm: đau khi quan hệ tình dục, xuất hiện nhiều khí hư và rát âm hộ trong lúc giao hợp.
Dị tật tử cung
Dị tật tử cung không phải là bệnh lý nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản ở phụ nữ. Các dị tật phổ biến gồm có:
– Dạ con có vách ngăn: Là tình trạng ở giữa dạ con có một lớp cơ ngăn cách khiến bộ phận này bị tách làm 2 phần riêng biệt.
– Dạ con một sừng: Là hiện tượng chỉ một nửa của dạ con hình thành.
– Dạ con hai sừng: Dạ con 2 sừng là những dạ con có 2 khoang nhỏ thay vì 1 khoang lớn như bình thường.
– Dạ con kép: Tử cung có 2 khoang nhỏ và 2 khoang nhỏ này đều có cổ tử cung riêng.
Ung thư tử cung
Mặc dù, tế bào ung thư có thể khởi phát tại bất kỳ vị trí nào bên trong tử cung nhưng thường gặp nhất là ở lớp nội mạc. Bệnh gây ra nguy cơ tử vong cao ở phụ nữ nhưng nếu nhận biết sớm vẫn có thể chữa khỏi ở giai đoạn đầu.
Một số dấu hiệu ung thư dạ con sớm nhất mà chị em cần lưu ý bao gồm:
– Ra máu âm đạo bất thường
– Tiết dịch âm đạo có mùi hôi
– Đau, rát khi quan hệ tình dục
– Đau vùng xương chậu và lưng dưới
– Chu kỳ kinh nguyệt bất thường
– Tiểu tiện không kiểm soát và đôi khi có lẫn máu trong nước tiểu
– Sưng đau ở chân
Trên đây là những thông tin chính xác liên quan đến tử cung phụ nữ. Bao gồm tử cung dài bao nhiêu, cấu tạo, chức năng và các bệnh lý mà bạn cần cảnh giác. Hy vọng sẽ giúp chị em có thêm kiến thức hữu ích trong cẩm nang bảo vệ sức khỏe sinh sản bản thân.